Diễn đàn chim cảnh.
Chào mừng các bạn ghé thăm diễn đàn chim chào mào!
Để có thể thảo luận cùng các nghệ nhân nuôi chim bạn vui lòng đăng kí làm thành viên tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Diễn đàn chim cảnh.
Chào mừng các bạn ghé thăm diễn đàn chim chào mào!
Để có thể thảo luận cùng các nghệ nhân nuôi chim bạn vui lòng đăng kí làm thành viên tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Diễn đàn chim cảnh.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn chim cảnh.


 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn than gia diễn đàn chào mào Đăk lăk

 

 một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)

Go down 
+5
tuan khi
ng_trannguyen
trinhquangco
admin
ngaymai1303
9 posters
Tác giảThông điệp
ngaymai1303
Chim ổ
Chim ổ
ngaymai1303


Tổng số bài gửi : 21
Join date : 22/08/2010
Age : 39
Đến từ : BMT city

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeSun Aug 29, 2010 9:27 am

câu 1 : chim già mùa nhưng gần đây thì hay tự xoay tròn cắn đuôi còn 1 khúc, thời gian sau mới mọc thì lại cắn tiếp, lông đuôi ra thì bị xoăn. Vậy có phải chim bị rận không bác ??? Cách trị em nó ntn ??? Chim ít tắm: 2lần/1tuần, chế độ dinh dưỡng vẫn bt như mấy em khác, trái cây thì vô tư, ko có ăn sâu, vệ sinh lồng 2ngày/lần, thỉnh thoảng thêm thuốc bổ đa sinh tố dành trẻ em, chim vẫn hót tốt.
Mong anh cho e xin bài thuốc hay.

Chim phá đuôi có nhiều nguyên nhân lắm: cuồng chim quá - phá đuôi, bị rận ngứa quá - phá đuôi, đuôi mọc bị sâu, ngứa quá phá đuôi, mà cũng có khi buồn buồn không có chuyện gì làm cũng phá đuôi chơi đỡ buồn cũng có (như kiểu con nít hay cắn móng tay với móc gỉ mũi ăn cho đỡ buồn vậy) ... phải nhìn thấy cách nó tàn sát bộ lông thì mới biết tại sao nó lại làm như vậy.
Cách khắc phục:
- Thường xuyên cho tắm + dọn lồng: nếu được thì ngày nào cũng tắm là tốt nhất. Chim tắm xong, trước khi sang qua lồng nuôi thì xịt cho nó một ít nước muối pha loãng (đừng pha loãng quá - để trị rận nếu có, để nó khỏi rỉa lông do bị mặn). Dọn lồng thì tùy, đừng để quá 3 ngày mới dọn là được.
- Cho ăn trái cây bình thường, bổ sung thêm đậu phụng rang chín tới vào cám, bổ sung thêm dầu cá (1 viên dầu cá/10 ngày - trộn vào cám cho chim ăn) để tăng chất lượng cho bộ lông.
- Hạn chế phơi nắng lại, chỉ phơi nắng cho ráo lông rồi thôi.
Chúc thành công - mong rằng ông chim sẽ đỡ ngứa phao câu.
Chúc vui vẻ !

Câu 2: cho em hỏi cách chăm chim bị bể luôn để nếu có chú nào thì mình còn biết đường chăm và biết cách nhận biết đâu là một chú chim bị bể
Chim bị bể cũng có nhiều trường hợp, có khi nó đá thua nên bị bể, cũng có khi nó còn non mùa roi kè đấu với chim già mùa cũng bị bể.
Cách nhận biết là khi chim nghe tiếng chim khác già mùa hơn thì cụp mồng, mặt láo liên tìm kiếm xung quanh. khi nhìn thấy chim khác thì bị hoảng sợ, nhảy lung tung.
Cách khắc phục là chăm sóc cẩn thận, ăn uống đấy đủ, hạn chế cho thấy những con chim khác đặc biệt những con già mùa hơn. Không được kè đấu trong lúc này.Để 1 thời gian chim sẽ tự tin hơn, lúc đó bắt đầu đi dợt nhưng để xa xa. đến khi chim bình thường thì để gấn với chim khác. Làm được như vậy mất rất nhiều thời gian, có khi nuôi 1 mùa lông.

Câu 3 :ngày hôm qua tôi đi làm về hơi sớm, mới đem lồng chào mào móc ở ngoài sào cho nó thoáng, chim mua được 2 tháng rồi, vẫn còn nhát nhưng không tung lồng. Đến tối đem chim vào thấy nó liệt cả 2 chân luôn, đến sáng nay thì chết. Thức ăn của nó cùng các loại khác tôi đang nuôi như khướu, mi...là cám Ba Vì trộn lòng đỏ hột gà. Hiện tượng này có phải nó bị trúng gió không anh Hoàng, mong anh tư vấn giúp! Thank!
Chim của bạn bị trúng gió rồi. Đành kiếm con khác nuôi vậy.
Lần sau nếu con khác bị, bạn bắt nó ra, nặn phao câu cho nó (phần phao câu chim nhỏ xíu như hột mè, bạn thổi lông ra mới thấy, nặn cho ra hết phần nước nhầy màu vàng nhờn đi, đến khi nào ra nước mô trắng là được), sau đó bạn nhỏ 2-3 giọt dầu gió vào đáy lồng sạch, tủ lại để yên tĩnh vài hôm là khỏi thôi.

câu 4 : các bác cho em hỏi là em chào mào nhà em nó k chịu vào lồng tắm mà cứ tắm cóng hoài bực mình ghê,mở cửa 2 lồng thông nhau nhưng nó nhất quyết k chịu bay qua lồng tắm dù đã dùng mọi cách kể cả xua đuồi cho nó sợ để bay qua lồng tắm nhưng nó nhất quyết k chịu qua chỉ còn 1 cách là bắt nó qua thôi nhưng em k dám vì sợ nhát chim,thấy nó k chịu qua lồng tắm nên em cũng đã bỏ khay nước vào trong lồng cho nó tắm vậy mà cũng k chịu xuống tắm cứ tắm cóng hoài,bác nào gặp th này rồi thì chỉ bảo cho em với ạ!
Chim ko chịu sang lồng tắm thì ko nên xua đuổi(hi hi nhiều lúc cũng mất kiên nhẫn).
Đặc biệt chim bổi càng xua chim càng nhát càng khó sang. Bạn cứ ốp 2 cửa lồng rồi đứng lùi xa sau lồng nuôi 1 quãng. Nếu con cứng đầu nhất quyết ko sang thì bạn bỏ đói vài tiếng, để thức ăn bên lồng tắm vài lần nó sang quen là ok. Khi mở cửa là nó sang tắm ngay.khi chim quen với việc sang lồng tắm rồi nhưng nhiều con ko chịu tắm đâu bạn ah.bạn nên để chú chim của bạn "học" tắm từ những con chim khác(cho con khác tắm còn con kia thì mặc kệ cho nó chết thèm.)sau nhiều lần chết thèm rồi thì bạn cho tắm thử xem,nếu vẫn chưa chịu tắm bạn dùng bình xịt tưới cây,xịt cho ướt lông,cho một ít nước vào máng rồi đem ra phơi nắng,khoang 15' thì cho vào lồng nuôi.Vài lần như vậy em nó sẽ chịu tắm
Chim mình huấn luyện chỉ mở cửa là sang tắm luôn mình thay xong lót lồng là em nó cũng tắm xong.

câu 5: Mình có 1 con chào mào đứng ở trên cầu đậu , đầu nó ngửa lên trời rồi ngoáy tít mù . . Được cái tiếng nghe hay quá nên ko muốn thả.Ai có kinh nghiệm chỉ cho mình với. Xin cám ơn.
Chim nhà bác Dũng bị "ngoái" - diễn tiến tiếp theo sẽ là ngoái + lộn mèo.
Nuôi chim non lên mà trùm áo lồng nhiều quá thì chim hay bị ngoái lắm. Bác thử khắc phục bằng cách này xem sao:
Không tủ áo lồng nữa, che kín nóc lồng thôi, để thoáng đáy lồng ra cho chim nhìn được xuống phía dưới. Khi cầm lồng dọn dẹp hay cho ăn thì cứ mạnh tay vào, đừng có rón rén nhẹ nhàng làm gì với nó. Làm vậy mục đích là để tập cho nó khi sợ hay muốn nhảy thì cứ thế mà nhảy thẳng chứ không đứng một chỗ mà đắn đo ngoái lộn nữa. Rồi cứ để vậy một thời gian ...
Bệnh này gần như là bệnh "nan thú y" nên nếu có chữa được thì cũng phải "kinh niên" lắm đấy nhá bác.

câu 6 : em thấy người ta chơi chào mào hay nói là giọng TA giọng RỪNG. Giọng TA thì hay, còn giọng RỪNG lai tùm lum thì ko hay. Vậy sao em thấy các bác gạo cội trong diễn đàn thích bẫy chim CM bội rừng về nuôi vậy, như vậy nó sẽ bị lai nhiều giọng đúng ko ? Và khí về, nó hót sẽ làm những con chim ở nhà học theo nên bị pha giọng luôn đúng không ? Em thấy mấy người chỗ em chơi như vậy đó. Em thật sự thấy khó hiểu quá. Mong mọi người tra lời giúp em nhé.
Tuỳ theo vùng miền và cách gọi mà phân biệt giọng Ta với giọng Rừng. Khái niệm giọng Ta hầu như chỉ có ở các tỉnh Miền Đông (đặc biệt là Bình Dương, khu vực Hóc Môn, Củ Chi và các tỉnh Miền Đông khác ... ), giọng Rừng thì không bàn cải vì chim nào cũng có giọng rừng. và giọng đó là giọng đặc trưng nơi chú chim đó sinh sống.

Tuỳ theo phong cách chơi mà có sự phân biệt cũng như kỳ thị, bảo thủ cùa một số người làm cho nghề chơi chào mào trở nên mất hết vẻ đẹp hồn nhiên và vốn có của nó.

Thường thì các cao nhân chỉ phân biệt giọng vùng này với vùng kia thông qua khoảng cách địa lý (vd: giọng chào mào Bàu Công, Bình Dương, Huế, Bình Định, Hà Nôi, ..... ). Còn chuyện phân biệt giọng Ta với giọng rừng chỉ có 1 số ít người làm như thế.

Theo nhận xét thì mọi người hay thích nuôi chim gốc bổi lên hơn là nuôi chim con hay má trắng, vì chim bổi đã có giọng rừng và nết chơi cũng khác.

câu 7 : Chim chào mào của mình đang thay lông , nhưng có 1 sợi lông đuôi khi ra được 1 ít là bị chim vặt luôn . Mà cứ nhú ra là nó vặt , bực mình với nó quá . Mà hoa quả , châu chấu ngày nào cũng cho ăn , tắm thì 2 ngày 1 lần ( tắm nước và tắm nắng) , lồng thì sạch sẽ không có rận mạt , khi thay lông mình vẫn để nơi yên tĩnh có trùm hé áo lồng . Bác nào có kinh nghiệm giúp mình với , giờ nó xòe lông đuôi thấy thiếu 2 cái .
Kiểu này như là con nít có tật gặm móng tay - một t hời gian nó tự "cai" thôi.
thử tắm cho nó bằng nước muối nhạt xem, gặm thấy lợ lợ nó có thể bỏ được. Tiện phòng rệp cho nó luôn, một công đôi việc.

câu 8 : em hỏi cái này mong mọi người đừng ném em nha.Em nghe mọi người nói là: chim trống thì ở cuối cún lưỡi chỉ cần có chấm đen là trống.Nhưng cũng có fan nói là phải có 3 hoặc 4 chấm đen thì mới là chim trống.Vậy thì chính xác như thế nào là con trống.Cách xác định trống mái như vậy có chính xác không.Tại vì hiện nay em đang nuôi hai chú bổi nhưng ko biết tụi nó là trống hay mái.Nhìn tụi nó thấy nghi ngờ là phái yếu quá nên đang tìmcách phân biệt cho rõ
Theo kinh nghiệm của mình thì phân biệt CM trống - mái mà xem chấm đen ở cuống lưỡi là không chính xác bạn àh. Ở cuống lưỡi CM có con có chấm đen, có con ko có, con thì chấm đậm, con chấm nhạt ... nhưng chấm đó không thể hiện giới tính của chim.
Cũng chẳng có cách nào xác định chắc chắn trống - mái mà không ... mổ bụng chim ra. Người ta phân biệt trống mái bằng kinh nghiệm thôi, mà kinh nghiệm thì mỗi người mỗi kiểu ...
Sau đây là vài đặc điểm chung của chim CM mái để bạn tham khảo và voọc thử:
- Thân hình bé, gọn hơn chim trống,
- Mí đỏ hai bên má ít và không gọn. Đầu nhỏ, mào ít, thấp; mỏ mảnh, nhỏ, ngắn; cẳng, ngón chân mảnh ... hơn chim trống.
- Mắt chim mái thường hơi lồi và tròn xoe, mắt chim trống thì hơi méo (mí mắt chim trống ở mí trên thường bằng hoặc có con còn lõm cả xuống - chim căng lửa).
- Mình chim mái thường thon và tròn lẳn - chim trống thì vai nở, nhìn mình nó góc cạnh.
Có một cách phân biệt trống mái khi túm chim từ lồng tập thể ra mà tôi hay áp dụng là: Cầm gọn con chim trong lòng bàn tay, cầm sao cho đuôi nó thật thoải mái, để nó hướng bụng xuống đất. Cầm không chặt quá, mà cũng đừng để xẩy nhé. Rồi bất ngở lật ngửa con chim ra (mất thăng bằng đột ngột): Chim mái bị vậy thì thường nó chẳng phản ứng gì, còn chim trống thì thường nó rút chân lại và xòe hết đuôi ra.
Và điều quan trọng cuối cùng: Trên đây chỉ là tương đối.

câu 9: nên chọn chào mào đã có tuổi rừng hay chào mào non để nuôi
Tôi xin đưa ra vài so sánh để bạn tham khảo thêm:
1/ Chim non nuôi lên (chim non) nuôi mau dạn hơn chim bổi già rừng (chim già):
Chim non thì mất khoảng 2 năm là đứng lồng – rất dạn người – thậm chí cắn tay chủ.
Chim già thông thường thì phải mất >3 năm mới chịu đứng lồng. Đỡ nhát thôi, chứ nhát thì vẫn cứ nhát.
2/ Giọng:
Chim non thường thì sau khi bung mí (1 năm) là bắt đầu hót. Sau một mùa lông thì có giọng hót chuẩn. Từ đó trở đi, giọng hót của nó sẽ hoàn thiện dần. Thường sau 3 năm thì nó sổ giọng chim chuẩn (như chim già).
Chim già thì đã có sẵn giọng rừng, chẳng cần tập tọe gì, thế nhưng khi đứng lồng chịu đấu (sau 3 năm) nó mới ra hết giọng. Tất nhiên trong thời gian trung bình 3 năm đó, nó vẫn sổ lai rai, nhưng không hết giọng – chẳng hơn gì chim non tập sổ.
3/ Dáng:
Chim non do được cung cấp đủ chất (chăm chuẩn nhé) nên có thể bung hết bản cốt, đạt được dáng đẹp nhất vốn có của nó – tuy nhiên chim non nuôi hay bị hỏng bộ đuôi.
Chim già thì lúc bắt về thế nào, thay lông xong vẫn ra thế ấy – rất ít thay đổi. Nếu may mắn gặp con đẹp thì thay lông xong sẽ đẹp, nếu gặp chim còi thì thay lông xong vẫn còi cọc.
4/ Nết:
Chim già sau 3 năm hip hop chán chê tơi tả mới bắt đầu đứng lồng chịu đấu. Khi ở rừng nó đã chinh chiến nhiều, có khi thắng dòn giã, cũng có khi thua tơi tả. Khi kê đấu, nếu chẳng may gặp phải con chim nào có lối chơi giống với lối chơi của con chim đã dập nó te tua ở rừng, nó sẽ tự động cụp mào chịu lép vế. Thường xách chim đi dợt thi thoảng gặp cảnh chim mình đang chơi xung tự nhiên cụp mòng, xù lông một đống là do vậy – nó ‘nhớ bài lai”. Bởi vậy, nuôi chim già thì đúng như Anh_hung908 đã nói: “chim già thì 1 là hay hai là rẻ rách”.
Chim non nếu chăm kỹ thì không có hiện tượng đột nhiên bể bậy. Trong thời gian hoàn chỉnh giọng, định hình nết chơi thì chim rất căng, ngựa non háu đá mà, hót chưa ra gì, đấu chẳng ra sao nhưng bù lại nết rất bố láo – là do nó chưa biết thất bại là gì, tưởng mình là vô đối. Trong thời gian này nếu để nó đấu hay cắn thua con nào là coi như bể luôn – nó sẽ sợ tất cả chứ không riêng gì con chim đã hạ nó. Khi đã cứng chim (sau 3 năm) chim non nuôi lên mới có thể đấu đá thắng thua bình thường.

câu 10 :cách đảo giọng của một con chim hay sieng đảo giọng là do nó học hay do tố chất của từng con chim ???
Cách đảo giọng của một con chim, chim siêng đảo giọng, cả nết chơi hiền hay dữ, theo tôi, là do tố chất của nó. Vấn đề của người nuôi là làm cho chim thể hiện được hết tố chất đó ra. Việc cho đi dợt đấu thường xuyên là để giữ lửa cho chim, tạo điều kiện cho chim phát huy hết tố chất của nó. Việc lập lịch đấu hơn mức thường xuyên (nhưng phải hợp lý với từng con chim nhé) là để tăng thể lực, độ bền cho chim khi chim đã bộc lộ hết tố chất rồi.
Để đánh giá phong độ vốn có của chào mào nuôi lên, tôi chọn thời điểm đánh giá là khi con chim nó chẻ (ché) nhiều – đó là thời điểm chim sung nhất và chịu bung hết giọng, lực. Chim chưa chẻ đều thì chưa nói gì được, nó vẫn còn đang lên.


Được sửa bởi ngaymai1303 ngày Mon Aug 30, 2010 1:40 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
admin
Người mê chim
admin


Tổng số bài gửi : 107
Join date : 10/08/2010
Age : 35
Đến từ : Buôn Ma Thuôt

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeSun Aug 29, 2010 9:35 am

Ra chatbox nói chuyện tí bác ơi!
Về Đầu Trang Go down
https://doiten.forumvi.com
ngaymai1303
Chim ổ
Chim ổ
ngaymai1303


Tổng số bài gửi : 21
Join date : 22/08/2010
Age : 39
Đến từ : BMT city

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeSun Aug 29, 2010 9:43 am

chatbox không hoạt động hưng ah. pirat
Về Đầu Trang Go down
admin
Người mê chim
admin


Tổng số bài gửi : 107
Join date : 10/08/2010
Age : 35
Đến từ : Buôn Ma Thuôt

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeSun Aug 29, 2010 11:50 am

Có chứ sao không bác ơi!Để ý bên phải cái chatbox có mục đăng nhập đó.Click vào là vô được.em đang tìm cách làm nó k cần đăng nhập nữa
Về Đầu Trang Go down
https://doiten.forumvi.com
trinhquangco
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 5
Join date : 07/12/2010

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeSat Dec 11, 2010 10:30 pm

Xin kính chao cả nhà!
Tớ mới tập tạnh nuôi chào mào nên không rành tất cả mọi chuyện. NHơ các bạn tư vấn hộ nhé.
Chuyện là thế này. Có một người bẩy được một con chào mào có một chiếc lông màu trắng bên một cánh (Không phải lông ống). Đó có phải là chào mào dán cánh không? Nếu mua thì giá khoảng bao nhiêu là hợp lý? Dáng dấp thì nhìn cũng được nưng mới bẩy được nên còn nhát lắm. Về "giới tính" thì chắc là trống vì nó đi theo căp nhưng nó nhảy vào đấu nên mới dính bẩy. Con còn lại vẩn còn quanh quẩn bên vườn để theo nó. Con này chỉ hót "huyt tu hiu" miết.
Về Đầu Trang Go down
ng_trannguyen
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 1
Join date : 22/12/2010

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeWed Dec 29, 2010 8:15 pm

cac ban cho hoi sao ban dem chao mao hay bam long ngu khong chiu dung cau ngu . cac ban co cach nao ep no ngu cau khong . cam on nhieu
Về Đầu Trang Go down
tuan khi
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 1
Join date : 27/04/2011

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeWed Apr 27, 2011 7:16 am

cam ơn các ban
Về Đầu Trang Go down
nhat minh
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 2
Join date : 06/05/2011

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeFri May 06, 2011 6:33 pm

cho minh hoi dang dung cua chaomao co anh hung toi do sung cua no ko
Về Đầu Trang Go down
nhat minh
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 2
Join date : 06/05/2011

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeFri May 06, 2011 6:37 pm

con chao mao cua minh o nha hot rat sung nhung ra rung thi no hien wa . ko chiu dau da may tai sao vay cac ban
Về Đầu Trang Go down
Thienan_nt2702
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 5
Join date : 06/09/2012

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeThu Sep 06, 2012 1:06 am

Chào may a....làm sao...de CM ma trang....mau hót...và...thay long....dan nguoi???....mong may a chi dan dùm....e moi nuôi chim ðuoc 3 ngày thôi...that su...kinh nghiêm = 0
Về Đầu Trang Go down
killer1
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 1
Join date : 06/09/2012

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeThu Sep 06, 2012 3:09 pm

các bác ơi e có một con chào mào khi ở nhà thì nó hót rất sung còn khi mang đi đấu thì nó lai không chịu hót the là sao hả mấy bác ai có kinh nghiêm về việc này giúp giùm e với
Về Đầu Trang Go down
longbn
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 2
Join date : 08/07/2013

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeMon Jul 08, 2013 2:33 pm

cac bac oi .... giup oi vs chap mao em dang moc long duoi thi lam the nao vay
Về Đầu Trang Go down
longbn
Trứng
Trứng



Tổng số bài gửi : 2
Join date : 08/07/2013

một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitimeMon Jul 08, 2013 2:37 pm

Nuôi Chim Bổi Thành Chim Thuần : bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nửa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lỡ tróc đầu chảy máu thì qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào vào cóng ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó.

Điều Kiện Nuôi Chào Mào : thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.

Tắm Cho Chào Mào : Ra quầy chim mua một cái lồng tắm, 1 máng nước để chim tắm, 1 cái cầu để chim đậu, dùng keo 502 để dán chặt câu cầu đó vào lồng cố định hẳn luôn, để nó không bị trụt xuống hay rơi ra ngoài.
Sang chim qua lồng tắm, đặt lồng ở nơi nào nắng nhẹ, thích hợp cho chim tắm nhất là khoảng 10h30 - 12h vì thời điểm đó nắng đẹp, kích thích chim tắm.
Dùng nước vẩy nhẹ lên người chim, sau đó đổ vào máng tắm khoảng 1/2 nước (đổ nhiều chim sẽ ngợp và ko tắm). Đặt lồng nơi có nắng nhẹ.
Chim bị nước dính vào lông sẽ rỉa lông, rũ lông cho khô, nắng nhẹ kích thích cho chim cảm thấy khó chịu trong người. Nó sẽ cảm thấy khó chịu, và sau vài lần rũ lông đó là nó sẽ nhảy vào máng tắm để tắm thôi.
Nếu chim còn nhát thì trong khi chim tắm không nên đứng quá gần. Tắm cho chim giúp chim có bộ lông đẹp, và chim mau dạn người hơn. Nếu bận thì có thể 2 ngày tắm 1 lần cho chim.
Sau khi chim tắm xong thì sang chim qua lồng cũ thường nuôi nó, sau đó mang ra nơi nào có nắng nhẹ để chim rũ lông và sưởi cho khô lông. Khoảng một lúc là mang chim vào, treo ở nơi nào cao và thoáng!

Đặc Tính Của Chào Mào: Chim Chào Mào ưa kêu, miệng nó cứ lanh chanh cả ngày tuy không bay, nhưng cũng vui nhà vui cửa. Nó được coi là con chim bình dân (rẻ tiền, dễ nuôi) nên thích hợp với đại chúng. Nuôi lâu ngày, Chóp Mào biết “líu”, tiếng líu cũng véo von nhiều âm điệu. Khi con chim đã biết líu thì giá trị của nó cao hơn.

Phụ Kiện Lồng Chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.

Cầu Cho Chào Mào: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài bạn dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.

Bệnh Của Chào Mào: Theo các bạn thì tiêu chảy thì do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông v.v.v. chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Tôi để ý nhất là vấn đề vệ sinh! Như cóng nước uống và cóng cám để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là ta nuôi loại lồng đấy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hâu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra. Đặc biệt là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính và và trái cây để lâu hư, và rồi vô tình nó xuống ăn thì bị đường ruột mà thôi.

Cách Chữa Trị : ta có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước. Cho cám ăn mới sạch. Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)   một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé) Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
một số thắc mác cho người mới nuôi chào mào(sưu tầm nhé)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chào mào má trắng mới mua 3 ngày em nó rất dạng và em thắc mắc vài điều nhờ anh em chém giùm
» Thú chơi chim chào mào của người Hà thành
» Nuôi gà sao, lãi 25 triệu/tháng
» Nuôi gà Mông ở ĐBSCL
» Nuôi vịt chuyên trứng Khakicampell ở nông hộ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn chim cảnh. :: Chim chào mào :: Hỏi đáp về chào mào-
Chuyển đến