Diễn đàn chim cảnh.
Chào mừng các bạn ghé thăm diễn đàn chim chào mào!
Để có thể thảo luận cùng các nghệ nhân nuôi chim bạn vui lòng đăng kí làm thành viên tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Diễn đàn chim cảnh.
Chào mừng các bạn ghé thăm diễn đàn chim chào mào!
Để có thể thảo luận cùng các nghệ nhân nuôi chim bạn vui lòng đăng kí làm thành viên tại đây.
Trân trọng cảm ơn!
Diễn đàn chim cảnh.
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn chim cảnh.


 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chào mừng các bạn than gia diễn đàn chào mào Đăk lăk

 

 Tỷ phú trứng cút Tiền Giang

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Người mê chim
admin


Tổng số bài gửi : 107
Join date : 10/08/2010
Age : 35
Đến từ : Buôn Ma Thuôt

Tỷ phú trứng cút Tiền Giang Empty
Bài gửiTiêu đề: Tỷ phú trứng cút Tiền Giang   Tỷ phú trứng cút Tiền Giang Icon_minitimeWed Aug 25, 2010 12:04 am

Tỷ phú trứng cút Tiền Giang

(Dân
Việt) - Ông Trần Nguyễn Hồ - chủ trại Nguyễn Hồ, ở số 98/5, tổ 5, ấp
Long Bình, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã làm giàu từ
mô hình nuôi chim cút lấy trứng. Doanh thu của trại hiện đạt 12-15 tỷ
đồng/năm.


Sau
10 năm nuôi cút, ông Trần Nguyễn Hồ đã có cho mình một trại nuôi cút
rộng hơn 6.000m2 với trên 100.000 con và hơn 200.000 con khác đang nuôi ở
20 trại nuôi vệ tinh tập trung ở các xã trong huyện.


Trại
nuôi vệ tinh được ông Nguyễn Hồ đầu tư gần 100% vốn, từ chuồng trại,
cho cán bộ kỹ thuật xuống tận nơi hướng dẫn bà con cách chăm sóc, phòng
bệnh cho đàn cút, thức ăn đến bao tiêu sản phẩm. Với cách làm này, mỗi
ngày trại Nguyễn Hồ cung cấp cho thị trường trong nước trên 150.000
trứng cút thương phẩm, với giá 300 đồng/trứng.


Mỗi
tháng trại Nguyễn Hồ có doanh thu trên dưới 1 tỷ đồng. Trại nuôi của
ông được Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Thương hiệu Việt, thuộc Liên hiệp
các Hội Khoa học- Kỹ thuật VN (VUSTA) cấp giấy chứng Thương hiệu Việt,
giấy chứng nhận thực phẩm an toàn.


Bí kíp từ Internet

Để
có được thành công như hôm nay, ông Trần Nguyễn Hồ đã nhiều lần thất
bại với các mô hình chăn nuôi: Chăn nuôi heo, nuôi cá đến đầu tư mở cửa
hàng bán vật tư nông nghiệp. Vào năm 1998, tình cờ trong lúc tìm hiểu
thông tin trên Internet, ông thấy mô hình nuôi cút lấy trứng ở Nhật rất
hiệu quả. Thấy đây là mô hình mới, giàu tiềm năng đối với Việt
Nam,
ông quyết định đem số tiền dành dụm mua 2.000 con cút giống về nuôi thử
nghiệm. Thật bất ngờ, đàn cút phát triển tốt, cho trứng ổn định. Thế
nhưng, năm 2002 khi dịch cúm gia cầm (H5N1) bùng phát, đàn cút phải bị
tiêu hủy hoàn toàn.


Không
nản chí, khi dịch cúm lắng xuống, một lần nữa ông gom tiền bạc tổ chức
lại sản xuất. Nhưng, điều làm ông trăn trở là phải tìm cách nào để ngăn
dịch bệnh cho đàn cút. Tiếp tục nghiên cứu qua sách báo, Internet...,
ông Hồ thấy mô hình nuôi cút công nghiệp khép kín vừa kháng được bệnh
lại cho trứng đạt chất lượng.


Ông
về, cho tháo bỏ toàn bộ chuồng nuôi bằng gỗ truyền thống. Thay vào đó,
ông xây mới hệ thống chuồng, trại bằng sắt và kẽm, gắn thêm hệ thống
cung cấp nước uống tự động và quạt quanh trại nuôi để nhiệt độ trong
chuồng nuôi luôn ổn định ở mức 27-300C (nhiệt độ giúp đàn cút phát triển
tốt). Với kiểu chuồng này, vừa giữ được nhiệt độ trong trại nuôi ổn
định vừa tiết kiệm được diện tích nuôi, dễ làm vệ sinh, tiết kiệm được
công lao động. Từ đó, đàn cút phát triển tốt, hạn chế đến mức thấp nhất
dịch bệnh.


“Thức
ăn cho cút là một yếu tố rất quan trọng, quyết định thành công hay thất
bại của trại nuôi - ông Nguyễn Hồ cho biết. Thức ăn sau khi mua về, ông
tiến hành cân đối lại các thành phần, bổ sung các vi lượng cần thiết.
Đặc biệt là bổ sung thêm chế phẩm sinh học dùng cho gia cầm vì nó giúp
cút hấp thu triệt để chất đạm có trong thức ăn, phòng chống bệnh tiêu
chảy, giúp cút đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng.


Không
chỉ làm giàu cho mình, trại Nguyễn Hồ còn là nơi tạo công ăn việc làm
cho bà con trong vùng. Mỗi tháng, một nhân công phụ việc cho trại của
ông được trả bình quân 2 triệu đồng. Hàng năm, ông còn ủng hộ hàng chục
triệu đồng xây nhà tình nghĩa, tình thương giúp bà con có hoàn cảnh khó
khăn trong xã có điều kiện vươn lên thoát nghèo.


Sẵn sàng cho xuất khẩu

Theo
ông Trần Nguyễn Hồ, nuôi cút không khó cũng không dễ. Chăm cút cũng
giống như chăm sản phụ vừa mới sinh xong vậy, phải đảm bảo nhiệt độ trại
nuôi luôn ổn định trong khoảng 27-300C, giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch
sẽ, thoáng mát...



Thông
qua địa chỉ Website: www.trangtrainguyenho.thv.vn, cách đây hơn 2
tháng, các đối tác Nhật liên hệ đặt vấn đề đến trại của ông Nguyễn Hồ
tham quan mô hình, bàn chuyện ký kết hợp đồng nhập khẩu trứng cút đông
lạnh đóng hộp. Ông Hồ cho biết, giữa tháng 8 này, các đối tác Nhật sẽ
chính thức qua xem xét các điều kiện chăn nuôi, khả năng đáp ứng, vệ
sinh an toàn thực phẩm... để ký kết hợp đồng nhập khẩu trứng cút đóng
hộp.


Để
đáp ứng nhu cầu của đối tác, ông Nguyễn Hồ đã tiến hành đầu tư thêm
chuồng trại theo mô hình nuôi công nghiệp khép kín, đáp ứng đúng quy
trình chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh phòng dịch theo đúng
quy định hiện hành, có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.


Trại
Nguyễn Hồ cũng đã hợp đồng chuyển giao trứng cút thương phẩm cho Nhà
máy Đông lạnh hàng nông sản xuất khẩu Long Định (thuộc Công ty cổ phần
Rau quả Tiền Giang), chế biến đông lạnh, đóng hộp thử nghiệm trứng cút.
Kết quả, Nhà máy Đông lạnh hàng nông sản xuất khẩu Long Định đã đóng hộp
thành công, thêm một kênh phân phối ra thị trường nước ngoài cho trại,
mở rộng khả năng kinh doanh. Dự kiến, trang trại Nguyễn Hồ ký hợp đồng
xuất sang Nhật 1.000 hộp trứng cút/ngày đêm (0,2 kg/hộp), với giá 350
đồng/trứng.


“Sau
sự cố trứng cút Trung Quốc chứa chất melamine, các nước tiêu thụ trứng
cút lớn không nhập khẩu của Trung Quốc nữa. Đây là một một lợi thế để
trứng cút Việt
Nam sẵn sàng gia nhập sân chơi quốc tế, khẳng định thương hiệu”- ông Trần Nguyễn Hồ cho biết thêm.

Huỳnh Văn-http://www.danviet.vn
Về Đầu Trang Go down
https://doiten.forumvi.com
 
Tỷ phú trứng cút Tiền Giang
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG (Fowl Cholera)
» Nuôi vịt chuyên trứng Khakicampell ở nông hộ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn chim cảnh. :: Kĩ thuật chăn nuôi :: Tài liệu kĩ thuật cho nhà nông-
Chuyển đến